NHÀ PHÂN PHỐI NỘI THẤT VĂN PHÒNG HÀNG ĐẦU MIỀN BẮC

Tìm hiểu chi tiết các loại gỗ công nghiệp trong nội thất

Khái niệm gỗ công nghiệp không còn xa lạ trong lĩnh vực thi công và thiết kế nội thất. Vậy chúng có đặc điểm gì khiến các chủ thầu ưu ái đến vậy? Để có được lời giải đáp này hãy cùng Tổng kho nội thất tìm hiểu gỗ công nghiệp là gì? Và ứng dụng của nó trong đời sống như thế nào nhé.


Gỗ công nghiệp là gì? 

Gỗ công nghiệp  được sản xuất từ các nguyên liệu tận dụng và tái sinh ngọn, cành của cây gỗ tự nhiên trong quá trình khai thác. Khác với gỗ tự nhiên được lấy trực tiếp từ cây gỗ, gỗ công nghiệp sử dụng hóa chất hay keo kết hợp với các vụn gỗ tái sinh từ để tạo thành các ván gỗ công nghiệp.


>>>>> Xem thêm: Các sản phẩm tủ gỗ cao cấp <<<<<

  1. tủ gỗ đựng két sắt
  2. Giá tủ đựng sách hòa phát
  3. Đại lý nội thất xuân hòa uy tín tại Hà Nội


 Gỗ công nghiệp có tính ứng dụng cao trong cuộc sống

Gỗ công nghiệp có tính ứng dụng cao trong cuộc sống

Gỗ công nghiệp có tính ứng dụng cao trong việc sản xuất đồ dùng nội thất như bàn, ghế, tủ ,... và trang trí nội thất như sàn, tấm ốp tường,... Vì gỗ công nghiệp có tính ứng dụng cao nên chúng luôn được thiết kế đa dạng mẫu mã, màu sắc để phục vụ các hạng mục phù hợp.


Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Thành phần cơ bản của gỗ công nghiệp gồm cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt với các chủng loại tương ứng như sau:

  1. Các loại cốt gỗ công nghiệp 

  • Loại cốt gỗ MDF: Đây là loại cốt gỗ được lấy từ các nhánh cây, cành cây rồi nghiền nát thành "bột” và trộn với keo đặc chủng để tạo ra các tấm ván với các độ dày khác nhau. 

Gỗ MDF bề mặt nhẵn, cốt gỗ mịn

Gỗ MDF bề mặt nhẵn, cốt gỗ mịn

Loại cốt gỗ này có đặc điểm mịn và bằng phẳng, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất hiện đại nên nó có tính thẩm mỹ cao và giá thành đắt hơn các loại cốt gỗ khác. 

  • Loại cốt gỗ MFC: Đây là loại cốt gỗ được lấy từ các nhánh, cành cây hoặc thân cây, sau đó nghiền nát thành "dăm” và trộn với keo đặc chủng để tạo thành tấm ván. 

Gỗ MFC có cốt gỗ là dăm và phủ bề mặt mịn

Gỗ MFC có cốt gỗ là dăm và phủ bề mặt mịn

Cốt gỗ MFC có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc. Đặc điểm của cốt ván dăm thường không mịn nên bạn có thể phân biệt bằng trực quan với cốt gỗ MDF.

  • Loại cốt gỗ HDF: Đây là loại cốt gỗ có thành phần từ 85% gỗ tự nhiên và phần trăm còn lại là chất kết dính và phụ gia. Nó thường có màu vàng đậm và bề mặt nhẵn mịn. 

Cấu tạo của gỗ công nghiệp HFD

Cấu tạo của gỗ công nghiệp HFD 

Bột gỗ trong cốt gỗ HDF được cấu thành từ các nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên, đem luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ từ 1000 độ C đến 2000 độ C. Sau đó, chúng được sấy khô và xử lý hết nhựa trong dây chuyền hiện đại rồi kết hợp cùng các chất phụ gia tăng độ cứng, chống mối mọt và ép dưới áp suất cao để tạo ra tấm gỗ.

  • Loại cốt gỗ dán hay ván ép (plywood): Đây là loại cốt gỗ được làm từ gỗ tự nhiên được cắt mỏng ra từng tấm dày 1mm rồi đem chúng ép đan xen vào với nhau cùng chất kết dính chuyên dụng. 

Gỗ công nghiệp Plywood

Gỗ công nghiệp Plywood

Loại gỗ này có ưu điểm không bị nứt và mốt mọi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

  1. Các loại lớp phủ bề mặt công nghiệp

  • Bề mặt Melamine: Là loại bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng khoảng 0,4 - 1 zem (1 zem=0,1mm), phủ lên cốt gỗ MDF hoặc MFC. Melamine có khả năng chống thấm, khó trầy xước và dễ dàng lau chùi.

  •  Bề mặt Laminate: Là loại bề mặt nhựa tongoe hợp như Melamine nhưng có độ dày lớn hơn (khoảng 0,5 - 1mm). Laminate thường phủ lên cốt gỗ MDF và MFC như Melamine, tuy nhiên chúng còn có thể dán vào gỗ uốn cong với công nghệ Postforming để tạo ra các đường cong uyển chuyển. 

  • Bề mặt Veneer: Là loại bề mặt được làm từ gỗ tự nhiên, bóc ly tâm thành những lát dày khoảng 0,3 -0,6mm. Ưu điểm của Veneer là dễ dàng thi công và tạo thành các đường cong tùy ý. 

  • Lớp phủ Acrylic: Là loại nhựa PMMA được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic thường có màu sắc hoặc trong suốt hay còn gọi là Acrylic Glass hoặc Mica. Đặc trưng của Acrylic là tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng sáng bóng, tạo cảm giác rất mát mẻ và hiện đại.


Nên chọn gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên ?

So sánh với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, loại vật liệu nào cũng có ưu nhược điểm để chủ đầu tư cân nhắc lựa chọn. Gỗ tự nhiên đem lại cảm giác sang trọng và bền bỉ với thời gian, tuy nhiên nó có giá thành cao và sẽ hư hỏng nếu thường bị cong vênh khi gặp phải tác động ngoại cảnh như ẩm thấp, nóng bức. Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp lại mang đến sự trải nghiệm mới mẻ, trẻ trung hơn với giá thành thấp nhưng cũng tồn tại nhược điểm như tuổi thọ không cao bằng gỗ tự nhiên. 

Phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp bằng mắt thường

Phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp bằng mắt thường

Chính vì vậy, dù lựa chọn bất cứ vật liệu nào,chủ đầu tư cũng nên lựa chọn đơn vị cung cấp và nhà thầu thi công uy tín để công trình đạt chất lượng tốt nhất. Chắc hẳn quý khách đã hiểu rõ gỗ công nghiệp là gì và ứng dụng của chúng trong thi công từ bài chia sẻ trên. Tổng kho nội thất Văn phòng sẵn sàng tư vấn kỹ hơn cho quý khách về các mặt hàng gỗ, nội thất qua hotline 0945 801 686 với nhiều ưu đãi hấp dẫn. 


Mọi ý kiến đóng góp, quý khách hàng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:


  1. Thông tin chi tiết: Công ty TNHH Thương Mại Tổng Kho Nội Thất
  2. Địa chỉ: Số nhà 19 ngõ 76 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  3. Hotline: 0945.801.686 - 0943.367.357
  4. Website: https://tongkhonoithatvanphong.com/

Chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất. Xin cảm ơn !

Bài viết khác
W2700 x D2005 x H760 mm
9.903.300 (vnđ)
W1800 X D1800 X H760 (mm)
7.081.800 (vnđ)
456x450x830
402.600 (vnđ)
W1200 x D600 x H750 mm
1.793.000 (vnđ)
W1200 x D600 x H750 mm
1.650.000 (vnđ)
W2400 x D400 x H2000 mm
8.717.500 (vnđ)
Sản phẩm bạn vừa xem