NHÀ PHÂN PHỐI NỘI THẤT VĂN PHÒNG HÀNG ĐẦU MIỀN BẮC

Nhận biết các loại sơn Pu chính xác nhất

Sơn PU đang chiếm lĩnh thị trường sơn công nghiệp hiện nay chính bởi đặc tính ưu việt và giá thành hợp lý của nó. Vậy sơn PU là gì? Các loại sơn PU nào phổ biến? Và cách sử dụng các loại sơn pu này như nào là đúng cách? Hãy cùng Tổng kho nội thất văn phòng tìm hiểu về các loại sơn này và cách sử dụng chúng qua ngay bài viết dưới đây. 

Sơn PU là gì?

Sơn PU là một dòng sơn được sử dụng rộng rãi trên thị trường với nhiều ưu điểm vượt trội. PU là từ viết tắt của PolyUrethane. Đây là một loại chất được áp dụng trong phổ biến trong ngành xây dựng và công nghiệp hiện nay. 


Có thể bạn quan tâm:


Sơn PU có ứng dụng linh hoạt trong đời sống

Sơn PU có ứng dụng linh hoạt trong đời sống

PU có đặc tính ưu việt như có độ bền cao, chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, PU sau khi được pha trộn với một vài thành phần đặc dụng có thể sử dụng để thi công sơn nền nhà xưởng công nghiệp. 

Các loại sơn PU phổ biến

  1. Sơn Pu 1K 

Sơn PU 1K là loại sơn có thành phần từ Alkyd chất lượng cao, công dụng chính dùng để áp dụng sơn trang trí các bề mặt như nội thất gỗ tự nhiên, gốm, kim loại,... ở ngoại thất và nội thất.  

Sơn Pu 1K chuyên dùng sơn bề mặt inox, nhựa, gỗ,...

Sơn Pu 1K chuyên dùng sơn bề mặt inox, nhựa, gỗ,...

Ưu điểm của sơn PU 1K có độ bền cao, bám dính tốt và độ bền màu cao. Bên cạnh đó, sơn PU còn có màu tươi như thật và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tuy nhiên, sơn PU 1K có nhược điểm như dễ trầy xước và không chống nước hay những chất dung môi khác.

  1. Sơn PU 2K

Sơn PU 2K hay còn gọi là sơn PU hai thành phần, được sử dụng cho gỗ, tre, nứa hay sơn lót cho bề mặt kim loại. Sơn 2K đa dạng về màu sắc, dễ pha và chống được va đập, trầy xước. Tuy nhiên, nhược điểm của loại sơn PU 2K rất lâu khô, quy trình thi công đòi hỏi tính tỉ mỉ và có  giá thành cao.

Sơn PU 2K được áp dụng rộng rãi cho sơn nội thất, bề mặt vật thể

Sơn PU 2K được áp dụng rộng rãi cho sơn nội thất, bề mặt vật thể

  1. Sơn PU ngoài trời 

Đặc tính của sơn PU ngoài trời chính là có khả năng chống tia UV mà sơn PU thông thường không đem lại được. Ngoài ra, sơn PU ngoài trời còn ưu việt hơn nhờ tính kết dính cao, chịu được tác động ngoại cảnh như mưa, gió, nhiệt độ. Với những bề mặt như ngoại thất gỗ, cửa gỗ, cổng gỗ, sơn PU chính là vị cứu tin giúp chúng nâng cao tuổi thọ.

  1. Sơn PU NC MOD

Đây là loại sơn có nhiều đặc tính nổi trội hơn so với sơn NC truyền thống như khả năng chịu ma sát tốt, không bị mài mòn theo thời gian và thời gian thi công nhanh. Tuy nhiên nhược điểm của dòng sơn PU NC MOD là khả năng chịu tia UV kém nên khiến bề mặt sơn thường bị ngả vàng. Chính vì thế, nó thường được sử dụng trong thi công nội thất.

  1. Sơn PU mờ và sơn PU bóng

So sánh về độ phù hợp với đa số bề mặt thì sơn PU mờ (hay PU bóng mờ) được ưu tiên sử dụng hơn vì nó đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Để phân biệt được hai loại sơn trên sản phẩm chúng ta có thể áp dụng qua tỷ lệ như nhau:

  • Sơn PU bóng: Loại sơn này có tỷ lệ bóng là 100%, chuyên dùng để tạo độ sáng cao nhất cho bề mặt, 

  • Sơn PU mờ (sơn PU bóng mờ): Loại sơn này có tỷ lệ bóng dưới 100%, thường theo cái tỉ lệ như: 75%, 50%,... được lựa chọn cho các bề mặt muốn có độ sáng tự nhiên, vừa phải. 

Sự khác nhau giữa sơn PU bóng và sơn PU bóng mờ

Sự khác nhau giữa sơn PU bóng và sơn PU bóng mờ 

  1. Sơn PU Epoxy

Sơn Epoxy được cấu tạo từ nhựa epoxy resin và chất đóng rắn polyamide, thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Sơn epoxy có ưu điểm vượt trội như độ cứng, độ bền và kết dính cao nên được thường được áp dụng sơn cho sàn gỗ, bê tông, sàn bê tông, dàn thép kéo,... Xem thêm sản phẩm: HỘC DI ĐỘNG SƠN PU M1D1F


7 . Sơn PU trắng 

Sơn Pu trắng là loại sơn được sử dụng phổ biến trong tất cả dòng sơn PU phủ màu trên thị trường vì nó đem lại màu sắc tinh tế, hiện đại và đơn giản. Chính vì thế, sơn PU trắng thường dễ phối hợp với tất cả bảng màu sơn hiện và đem lại tác phẩm tuyệt vời. 

Cách pha chế sơn PU và quy trình sơn tại nhà

Cách pha chế sơn PU sơn giản bạn có thể áp dụng theo quy trình sau:

  1. Pha sơn lót với tỉ lệ: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
  2. Pha sơn màu với tỉ lệ: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu phù hợp)
  3. Pha sơn bóng với tỉ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm xăng phù hợp)

Quy trình sơn PU tại nhà trên bề mặt gỗ: 

Sau khi  hoàn tất quy trình pha chế sơn PU, bạn thực hiện quy trình sơn như sau:

  1. Chà nhám bề mặt gỗ bằng giấy nhám. Nếu thuộc loại sơn bóng, cần tiến hành bả bột  (loại bột đen hoặc nâu) theo đúng đường vân trên gỗ. Việc tiến hành bả bột giúp lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật trên bề mặt gỗ. 
  2. Sơn lót lần 1:Đây là công đoạn sơn lớp không màu lên bề mặt gỗ. Thực hiện thao tác đều tay để đảm bảo lớp sơn không bị lồi lõm. Nếu bước 1 đã xử lý các tim gỗ khi bả bột thì chỉ cần sơn 1 lớp sơn lót để giảm bớt chi phí.
  3. Chà nhám và phun lót lần 2: Sau khi đợi lớp lót khô cứng, ta tiến hành chà nhám bằng giấy nhám lên bề mặt sơn lót. Sau đó, tiếp tục sơn lót lần 2 cho bề mặt. Việc này giúp bề mặt sơn mịn và lên màu đẹp hơn.
  4. Phun màu: Quy trình sơn chúng ta nên bắt đầu khoảng 90% mẫu màu yêu cầu. Sau một lúc, chúng ta sơn hoàn thiện 100% mẫu màu lần 2 lên bề mặt gỗ. Khâu sơn màu chính là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của quá trình sơn, do đó chúng ta nên cẩn thận hết mức có thể.
  5. Phun bóng bề mặt: Sau khi lớp sơn màu lần 2 khô, chúng ta tiếp tục sơn bóng bề mặt gỗ. Môi trường lý tưởng để phun bóng nên ở trong điều kiện thoáng khí, tránh bụi bẩn. Công đoạn này đã hoàn thiện đến 90% quy trình sơn PU bề mặt gỗ.
  6. Bảo quản: Khi đã hoàn tất quá trình phun bóng bề mặt, chúng ta cần bảo quản ở điều kiện thoáng mát trong thời gian 16 tiếng để lớp sơn khô hoàn toàn. 



Bề mặt gỗ khi sơn PU

Bề mặt gỗ khi sơn PU 


Quy trình sơn PU hoàn thành dễ dàng với 6 bước cơ bản trên, tuy nhiên, chúng ta cần khéo léo để tránh gặp phải tác động đến các lớp sơn trong quá trình sơn. 

Bài viết trên hi vọng đem đến nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng về sơn PU. Để được hỗ trợ về các các vấn đề nội thất, quý khách vui lòng liên hệ 0945.801.686 chúng tôi qua để được hỗ trợ sớm nhất có thể. 


  1. Thông tin chi tiết : Công ty TNHH Tổng kho nội thất
  2. Địa chỉ: Số nhà 19 ngõ 76 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  3. Hotline: 0945.801.686 - 0943.367.357
  4. Website: https://tongkhonoithatvanphong.com/


Bài viết khác
W2700 x D2005 x H760 mm
9.903.300 (vnđ)
W1800 X D1800 X H760 (mm)
7.081.800 (vnđ)
456x450x830
402.600 (vnđ)
W1200 x D600 x H750 mm
1.793.000 (vnđ)
W1200 x D600 x H750 mm
1.650.000 (vnđ)
W2400 x D400 x H2000 mm
8.717.500 (vnđ)
Sản phẩm bạn vừa xem